Tìm kiếm bài viét

0909 999 333

0909 888 222

Trang chủ»Tin tức»Hỏi đáp»4 QUI ĐỊNH BẠN PHẢI BIẾT KHI MUỐN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON SAU KHI HÔN NHÂN TAN VỠ

Bài viết mới

BỊ QUẤY RỐI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC?

  • Mô tả

    Theo khoản 9 điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019, quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

  • 3 QUYỀN LỢI CỦA PHỤ NỮ KHI LY HÔN

  • Mô tả

    Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình gọi tắt là Luật HN&GĐ).

  • 4 QUI ĐỊNH BẠN PHẢI BIẾT KHI MUỐN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON SAU KHI HÔN NHÂN TAN VỠ

    4 QUI ĐỊNH PHẢI BIẾT KHI GIÀNH QUYỀN NUÔI CON

     

    Ly hôn là kết quả mà không ai mong đợi bởi hệ luỵ mà nó để lại là nỗi đau tinh thần rất lớn cho cả hai bên, trong số đó có việc tranh giành quyền nuôi con sau khi quyết định ly hôn. Hãy cùng Luật Sư Riêng tìm hiểu 4 qui định bạn nhất định phải biết khi giành quyền nuôi con sau khi ly hôn nhé.
     
     
    4quidinh

    Ảnh. Giành quyền nuôi con như thế nào?

     

    Nhất định phải giành quyền nuôi con trong những trường hợp nào?

     

    Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về người trực tiếp nuôi con sau ly hôn như sau:

    Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

     

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

     

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

     

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

     

    Căn cứ vào quy định trên, trong trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ dựa vào các điều kiện của các bên, xem xét xem bên nào có thể đảm bảo cho con một cuộc sống đầy đủ điều kiện vật chất, giáo dục và tình yêu thương hơn để quyết định người có quyền trực tiếp nuôi con.

     

     

    Cách giành quyền nuôi con sau khi ly hôn?

     

    Vợ chồng sẽ thỏa thuận về quyền nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn. Trong trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được với nhau về quyền nuôi con thì Tòa án quyết định dựa trên lợi ích mọi mặt cho con. Cho nên để giành được quyền nuôi con thì cha, mẹ cần chứng minh mình đáp ứng được các điều kiện, nhu cầu về cả vật chất và tinh thần của con, cụ thể là:

     

    [1] Khả năng chăm sóc con:

    - Điều kiện vật chất: Chứng minh rằng mình có khả năng tài chính để đảm bảo cho con có cuộc sống đầy đủ, an toàn và ổn định.

    - Điều kiện tinh thần: Chứng minh rằng mình có đủ thời gian, tình yêu thương và sự quan tâm để chăm sóc con.

    - Môi trường sống: Chứng minh rằng môi trường sống của mình an toàn, lành mạnh và phù hợp cho sự phát triển của con.

     

    [2] Mối quan hệ với con:

    - Chứng minh rằng bạn có mối quan hệ gắn bó, yêu thương với con.

    - Chứng minh rằng con có tình cảm và mong muốn được sống với bạn.

     

    [3] Khả năng nuôi dạy con:

    - Chứng minh rằng mình có kiến thức và kỹ năng để nuôi dạy con.

    - Chứng minh rằng mình có khả năng giáo dục con về đạo đức, học tập và các kỹ năng sống.

     

    [4] Những yếu tố khác:

    - Sức khỏe: Chứng minh rằng mình có sức khỏe tốt để chăm sóc con.

    - Nghề nghiệp: Chứng minh rằng công việc của mình không ảnh hưởng đến việc chăm sóc con.

    - Ý kiến của con: Nếu con đủ 7 tuổi trở lên, tòa án sẽ xem xét ý kiến của con về việc muốn sống với ai.

     

    Quyền/hạn chế quyền của cha mẹ khi giành quyền nuôi con

     

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng và có quyền thăm nom con mà không ai có thể ngăn cấm hay cản trở.

    Người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con khi con sống với người còn lại.

     

    Quyền thăm nom

     

    Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người không trực tiếp nuôi con và tôn trọng tình cảm cha mẹ con cái được pháp luật bảo vệ, người không nuôi con có quyền thăm nom con mà không ai được phép cản trở.

    Tuy nhiên, không thể lấy lý do thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Khi đó, người có trách nhiệm nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom.

    Cụ thể, Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các trường hợp sau đây sẽ bị Tòa án hạn chế quyền thăm nom con:

    - Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý

    - Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

    - Phá tán tài sản của con;

    - Có lối sống đồi trụy;

    - Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

     

    Quyền cấp dưỡng

     

    Người không trực tiếp nuôi con có trách nhiệm và nghĩa vụ phải cấp dưỡng đều đặn hằng tháng cho người nuôi con. Mức cấp dưỡng bao nhiêu sẽ do hai bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập thực tế, khả năng tài chính của người cấp dưỡng cũng như nhu cầu chi tiêu của người con.

    Chỉ khi không thể thỏa thuận được, Tòa án mới áp dụng mức cấp dưỡng cho các bên. Thông thường thực tế Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.

     

    Nếu vi phạm quyền nuôi con thì sẽ bị xử lý như nào?

     
    Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng. Đồng thời sẽ bị yêu cầu buộc phải cấp dưỡng theo quy định.

    (mức phạt này đã tăng so với Nghị định 167: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng).

    Bên cạnh đó, khi đã có quyết định của Tòa án yêu cầu cha hoặc mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhưng không thực hiện bản án mặc dù có đủ điều kiện và đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thì có thể bị phạt tối đa 05 năm tù giam theo quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015.

    Ngoài ra, nếu việc trốn tránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ khiến người con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe thì có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015.

     

     

    CÔNG TY LUẬT TNHH LUẬT SƯ RIÊNG

    Địa chỉ trụ sở: 250 Nguyễn Hoàng, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

    Số điện thoại: 0966 288 855

    Email: xuanhonglaw@gmail.com

    => Liên hệ tư vấn tại đây 

     

     

     

    Về chúng tôi
    Chúng tôi, tại Công ty Luật TNHH Luật sư Riêng, tin rằng pháp luật không chỉ là văn bản mà còn là công cụ mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và cá nhân.
    Dịch vụ
    CÔNG TY LUẬT TNHH LUẬT SƯ RIÊNG

    Địa chỉ: 250 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, TP Thủ Đức, TP HCM

    Email: xuanhonglaw@gmail.com

    Tel: 0966 288 855

    MST: 0311412260